CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

 

1. Chức năng

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Nhiệm vụ

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Quyền và trách nhiệm

- Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

- Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.

- Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.

- Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

- Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.

4. Nhiệm vụ của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

- Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định chương trình phối hợp thống nhất hành động thời gian tới;

- Hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;

- Xét, quyết định công nhận và cho thôi làm thành viên của MTTQ Việt Nam tỉnh;

- Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.

- Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp và tham gia công tác bầu cử theo quy định của Pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

- Ra lời kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết;

- Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

- Tổ chức, chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;

- Tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các chủ trương công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận;

- Tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;

- Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện quy chế giám sát và phản biện xã hội theo theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố;

- Xem xét công nhận việc cử, bổ sung hoặc thay thế chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực các huyện, thành phố;

- Tổ chức, chỉ đạo, quản lý bộ máy giúp việc của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;

- Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước, các tổ chức thành viên;

- Tổ chức, hướng dẫn, bảo đảm điều kiện hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;

- Ban hành các văn bản và kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền;

- Xét, quyết định việc khen thưởng, đề nghị kỷ luật;

-Thực hiện nhiệm vụ khác do Tỉnh ủy và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc